Buzz được đồn đại trên trắc nghiệm trực tuyến

Wiki Article

Công cụ trên vietlearn.org hỗ trợ cho giáo viên tạo các bài kiểm tra trắc nghiệm online một cách dễ dàng và tiện lợi để cho học sinh ôn tập, củng cố thêm kiến thức ở lớp. Sau khi thiết kế xong thầy cô chia sẻ link dẫn để học sinh vào làm bài online.

Dưới đây là bài kiểm tra online về kiến thức trên nền tảng vietlearn.org dưới dạng câu hỏi tính điểm:


1. Đăng ký tài khoản vietlearn.org
Đầu tiên, để trải nghiệm vietlearn.org bạn cần tạo cho mình một tài khoản. Bạn vào trang vietlearn.org, nhấn vào nút đăng ký ở góc phải màng hình, sau đó điền đầy đủ thông tin. Sau khi hoàn tất, vậy là bạn đã sở hữu một tài khoản và có thể tha hồ trải nghiệm các tính năng thú vị của vietlearn.org rồi!

2. Tùy chỉnh hình nền, giao diện cho bài kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến
Tiếp theo, nhấp chọn TẠO KHẢO SÁT rồi đặt tiêu đề cho bài kiểm tra trực tuyến.


Lưu ý: Nếu có dặn dò hay nhắc nhở thì thầy cô hãy thêm mô tả để học viên làm đúng theo yêu cầu.

Tại Trang bắt đầu thầy cô có thể Tùy chỉnh hình nền và Màu sắc nút bấm sao cho phù hợp với nội dung bảng hỏi cũng như là giúp cho bảng hỏi sinh động và bắt mắt hơn.


Để chỉnh hình nền thầy cô chọn Click để đổi hình, tại đây nhập đường dẫn hình ảnh hoặc nhấn vào Tải ảnh mới để tải ảnh có sẵn và tùy chỉnh màu chữ cũng như độ sáng hình nền sao cho phù hợp với tính chất của bài kiểm tra.


Lưu ý: Hình ảnh nên có kích thước 1024 × 592 và dung lượng ~200KB để trang tải nhanh hơn giúp người tham gia bài trắc nghiệm không phải đợi lâu. Thường thì mình sử dụng https://resizeimage.net/ hoặc https://compressjpeg.com để nén hình. Thầy cô chỉ việc tải (upload) tấm ảnh lên 1 trong 2 website trên, nó sẽ tự động nén ảnh và chỉ việc tải ảnh về lại máy.

3. Tạo bảng câu hỏi cho bài kiểm tra trắc nghiệm online
Đối với câu hỏi tính điểm thì vietlearn.org áp dụng cho 4 loại câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm (Multiple Choice), câu hỏi trắc nghiệm hình ảnh (Picture Choice), câu hỏi dạng văn bản (Form) và câu hỏi xếp hạng (Ranking).

Đầu tiên là câu hỏi tính điểm dạng Multiple Choice, thầy cô có thể áp dụng dạng trắc nghiệm này khi muốn học viên chọn một đáp án đúng trong nhiều đáp án.


Tiếp đến là câu hỏi tính điểm dạng Picture Choice, dạng câu hỏi này tương tự như Multiple Choice nhưng đáp án là dạng hình ảnh, rất phù hợp cho các bài trắc nghiệm toán hình học, biểu đồ, …


Thứ 3 là câu hỏi tính điểm dạng Form, dạng câu hỏi này thường áp dụng cho các trường hợp như điền vào chỗ trống, …


Cuối cùng là câu hỏi tính điểm dạng Ranking, đây là câu hỏi xếp hạng thứ bậc hay thứ tự ưu tiên lựa chọn.


Đối với bài kiểm tra online cho học viên thì thầy cô nên thiết lập các tính năng như:

BẮT BUỘC TRẢ LỜI để đảm bào học viên không bỏ sót câu hỏi nào.
XÁO VỊ TRÍ CÂU TRẢ LỜI, KHÔNG CHO QUAY LẠI CÂU TRƯỚC nhằm tạo tính trung thực cho bài làm, tránh copy bài nhau.
GIỚI HẠN THỜI GIAN nhằm mục đích cố định thời gian làm bài cho mỗi câu hỏi.
CHỌN NHIỀU CÂU TRẢ LỜI được dùng khi trong câu trả lời được phép chọn được nhiều đáp án.

Lưu ý: đối với một số câu hỏi có đáp án như: Các câu trên đều đúng, Tất cả đều sai hay Cả A,B,C… thì thầy cô không nên chọn XÁO VỊ TRÍ CÂU TRẢ LỜI bởi vì như vậy sẽ làm cho các đáp án này bị xáo trộn mất đi tính logic.


Khi thầy cô bật tính năng GIỚI HẠN THỜI GIAN khi làm bài thì nó sẽ hiển thị như hình bên dưới. Khi hết thời gian, hệ thống sẽ tự động nhảy qua câu tiếp theo và người tham gia trắc nghiệm sẽ không thể quay lại câu này được nữa.


4. Tạo ngân hàng đề thi bằng tính năng Radom
Ngoài ra, nếu thầy cô có nhiều câu hỏi và muốn lựa chọn ngẫu nhiên vài câu để tạo thành nhiều bộ đề kiểm tra trắc nghiệm cho học viên thì thầy cô có thể tạo ngân hàng câu hỏi sau đó chọn ngẫu nhiên các câu hỏi để tạo thành một đề. Việc tạo ngân hàng câu hỏi sẽ giúp thầy cô tiết kiệm được thời gian và công sức khi không cần phải tạo mỗi đề kiểm tra là mỗi bảng câu hỏi khác nhau nữa.

Để tạo một ngân hàng câu hỏi, bước đầu tiên thầy cô nhập tất cả các câu hỏi lên hệ thống vietlearn.org, tiếp đến tại Trang kết thúc thầy cô bật tính năng Radom câu hỏi lên.


Sau đó, thầy cô tạo nhóm và bắt đầu thiết lập nhóm câu hỏi cần random bằng cách chỉ định câu hỏi bắt đầu trong nhóm, câu hỏi kết thúc trong nhóm và số lượng câu Random. Thầy cô có thể tạo nhiều nhóm khác nhau để phân cấp học sinh. Ví dụ như nhóm 1 là những câu hỏi cơ bản, nhóm 2 là những câu hỏi nâng cao.

Thầy cô có thể tìm hiểu chi tiết hơn về cách tạo ngân hàng câu hỏi tại đây.


5. Bật chế độ tính điểm để xếp loại học viên sau khi kết thúc bài kiểm tra trắc nghiệm
Đây là tính năng vô cùng tiện lợi giúp cho thầy cô tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi không phải bỏ công sức ra ngồi chấm bài. Sau khi tạo xong bảng hỏi, thầy cô chuyển sang Trang kết thúc click chọn QUIZ-TÍNH ĐIỂM CÂU TRẢ LỜI, lúc này trang Tính điểm xuất hiện thầy cô hãy nhấp vào dấu + để tạo bộ kết quả cho bài kiểm tra.

Vậy thì bộ kết quả là gì? Bộ kết quả đóng vai trò như một cột điểm sau khi đáp viên hoàn thành bài kiểm tra. Nó sẽ giúp thầy cô ghi nhận điểm số của học viên mà không mất công sức, thời gian chấm điểm thủ công. Thầy cô có thể tìm hiểu thêm cách tạo Bộ kết quả tại đây.

Tại bộ kết quả thầy cô điền vào các mục như Tên bộ kết quả, Khung điểm và Cho điểm trac nghiem online các câu trả lời.


Nếu muốn thiết lập thêm Bộ kết quả khác thì thầy cô hãy nhấp vào (+). Ví dụ như bài thi Toeic có 2 phần Listening và Reading có khung điểm riêng biệt nên cần thiết lập 2 bộ kết quả để tính điểm từng phần riêng biệt.


Sau đó, bắt đầu thiết lập KHUNG ĐIỂM và CHO ĐIỂM CÁC CÂU TRẢ LỜI, cụ thể như sau:

Trước hết, thầy cô cần đặt Tên bộ kết quả, ở đây mình đặt là Kết quả kiểm tra

Tiếp theo, thầy cô thiết lập KHUNG ĐIỂM để xếp loại học viên.

Ví dụ bài kiểm tra có 10 câu, mỗi câu đúng sẽ được 10 điểm, nên mình sẽ thiết lập như sau:

Yếu: điểm từ 0-40 (làm đúng dưới 5 câu)
Trung bình: điểm từ 50-60 (làm đúng 5-6 câu)
Khá: điểm từ 70-80 (làm đúng 7-8 câu)
Giỏi: điểm từ 90-100 (làm đúng 9-10 câu)
Ngoài ra thầy cô có thể điền Mô tả khung điểm cho mỗi khung điểm để nhận xét bài kiểm tra của học viên.


Lưu ý: Tùy theo hình thức và số câu hỏi của bài kiểm tra mà khung điểm cũng như cách tính điểm sẽ không cố định mà phụ thuộc vào giáo viên hay người ra đề.

Report this wiki page